Góp ý Dự thảo Báo cáo Đánh giá kết quả và đề nghị công nhận xã Kỳ Thư đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
UỶ BAN NHÂN DÂN
XÃ KỲ THƯ
Số: 01/BC-UBND
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Kỳ Thư, ngày 02 tháng 01 năm 2025
|
DỰ THẢO BÁO CÁO
Đánh giá kết quả và đề nghị công nhận xã Kỳ Thư
đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
I. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
- Địa điểm trụ sở: Tại thôn Trung Giang, xã Kỳ Thư, huyện Kỳ Anh, tỉnh
Hà Tĩnh.
- Những đặc điểm chính của địa phương:
Kỳ Thư là một xã nằm ở phía Nam huyện Kỳ Anh. Có tổng diện tích tự nhiên 529,48 ha, đất thổ cư 206 ha, đất nông nghiệp 323,22 ha trong đó; đất trồng lúa 173,22 ha, đất trồng cây hằng năm 22,8 ha, đất trồng rừng ngập mặn 10,52 ha, đất nuôi trồng thuỷ sản 58,56 ha; đất khác 58 ha. Với tổng dân số có: 4.575 khẩu, gồm 1337 hộ, phân bổ trên 6 thôn.
+ Phía Đông giáp xã Kỳ Hải.
+ Phía Tây giáp xã Kỳ Văn.
+ Phía Nam giáp xã Kỳ Châu và một phần xã Kỳ Tân.
+ Phía Bắc giáp xã Kỳ Thọ và một phần xã Kỳ Văn.
2. Điều kiện thuận lợi:
Diện tích đất tự nhiên nhiều, nguồn nước chủ động tưới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh, nguồn lao động dồi dào. Đảng và nhà nước quan tâm về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
3. Điều kiện khó khăn:
Nhân dân chưa thật sự mạnh dạn đầu tư phát triển các ngành nghề. Thời tiết diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng và vật nuôi. Giá cả vật tư, phân bón cao. Giá lương thực, thực phẩm thấp đặc biệt là giá thành phẩm trong chăn nuôi năm 2024 xuống thấp, không ổn định, hiệu quả kinh tế lao động nông nghiệp đạt hiệu quả không cao.
Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của thường vụ Huyện ủy, thường vụ Đảng ủy, sự điều hành của chính quyền, và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cùng với sự phấn đấu của nhân dân nên tình hình kinh tế xã hội hàng năm, tiếp tục phát triển, năm sau cao hơn năm trước, các nhiệm vụ trọng tâm được triển khai có hiệu quả, các chỉ tiêu cơ bản, đạt và vượt chỉ tiêu đề ra, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt, quốc phòng an ninh được giữ vững.
Xác định thực hiện nhiệm vụ chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới là mục tiêu quan trọng xuyên suốt và lâu dài nên cán bộ và nhân dân xã quyết tâm đồng sức, đồng lòng cùng nhau xây dựng thành công xã đạt chuẩn Tiếp cận pháp luật năm 20234 và phấn đấu đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu trong những năm tiếp theo.
I. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT
1. Về chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện
Thực hiện Quyết định số 25/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 09/2021/TT-BTP ngày 25/11/2021 của Bộ Tư pháp, Văn bản số 187/STP-PBGDPL ngày 07/3/2022 của Sở Tư pháp về hướng dẫn việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn năm 2023, hướng dẫn của UBND huyện Kỳ Anh đã tổ chức quán triệt, hướng dẫn các xã tiếp tục thực hiện các tiêu chí “xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật” năm 2024. Ban Chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới xã Kỳ Thư đã có Quyết định phân công cán bộ đầu mối phụ trách các tiểu tiêu chí là đồng chí Võ Thị Thành Vinh - công chức Tư pháp - hộ tịch và quyết định tổ phụ trách thực hiện tiêu chí.
Trên cơ sở chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp, UBND xã Kỳ Thư đã kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ, quyết định phân công cán bộ tham mưu thực hiện các tiêu chí về TCPL trên địa bàn, nhờ đó việc thực hiện Tiểu tiêu chí đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được triển khai kịp thời, hiệu quả, đúng yêu cầu đề ra. Ý thức trách nhiệm của các cán bộ, công chức trong thực thi công vụ, ý thức pháp luật của nhân dân được nâng cao. Thông qua hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân được tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận thông tin về chính sách và pháp luật.
2. Kết quả tự chấm điểm, đánh giá các tiêu chí, chỉ tiêu
a) Đối với tiêu chí 1:
- Số chỉ tiêu đạt điểm tối đa: 02/02 chỉ tiêu.
- Số chỉ tiêu đạt từ 50% số điểm tối đa trở lên: 0/02 chỉ tiêu.
- Số chỉ tiêu đạt điểm 0: 0/02 chỉ tiêu.
- Số điểm đạt được của tiêu chí: 10/10 điểm.
b) Đối với tiêu chí 2:
- Số chỉ tiêu đạt điểm tối đa: 06/06 chỉ tiêu.
- Số chỉ tiêu đạt từ 50% số điểm tối đa trở lên: 0/06 chỉ tiêu.
- Số chỉ tiêu đạt điểm 0: 0/06 chỉ tiêu.
- Số điểm đạt được của tiêu chí: 30/30 điểm.
c) Đối với tiêu chí 3:
- Số chỉ tiêu đạt điểm tối đa: 03/03 chỉ tiêu.
- Số chỉ tiêu đạt từ 50% số điểm tối đa trở lên: 0/03 chỉ tiêu.
- Số chỉ tiêu đạt điểm 0: 0/03 chỉ tiêu.
- Số điểm đạt được của tiêu chí: 15/15 điểm.
d) Đối với tiêu chí 4:
- Số chỉ tiêu đạt điểm tối đa: 05/05 chỉ tiêu.
- Số chỉ tiêu đạt từ 50% số điểm tối đa trở lên: 0/05 chỉ tiêu.
- Số chỉ tiêu đạt điểm 0: 0/05 chỉ tiêu.
- Số điểm đạt được của tiêu chí: 20/20 điểm.
đ) Đối với tiêu chí 5:
- Số chỉ tiêu đạt điểm tối đa: 04/04 chỉ tiêu.
- Số chỉ tiêu đạt từ 50% số điểm tối đa trở lên: 0/04 chỉ tiêu.
- Số chỉ tiêu đạt điểm 0: 01/04 chỉ tiêu.
- Số điểm đạt được của tiêu chí: 22/25 điểm.
e) Đối với 16.1 theo Quyết định số 318/QĐ-TTg:
* Mô hình điển hình về phổ biến pháp luật:
- Tiêu chí 2 “Tiếp cận thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật” theo quy định của Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và Thông tư số 09/2021/TT-BTP ngày 15 tháng 11 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg đạt điểm số tối đa.
- Phối hợp thư tâm trợ giúp pháp lý tỉnh Hà Tĩnh tổ chức truyền thông trợ giúp pháp lý và tư vấn pháp luật cho bà con trên địa bàn xã tại nhà văn hóa thôn Đất Đỏ; Cùng với các trường trên địa bàn tổ chức các buổi tuyên truyền pháp luật cho các em học sinh;
- Đã xây dựng được các mô hình phổ biến pháp luật có hiệu quả gồm:
+ Mô hình CLB “Nông dân với pháp luật pháp luật”; hoạt động hiệu quả theo từng quý (tổ chức sinh hoạt CLB theo quy chế 01 buổi/ 1 quý), là nơi giải đáp các thắc mắc và nơi nhân dân cập nhật thêm các thông tin về pháp luật kịp thời, hiệu quả.
+ Mô hình “Zalo kết nối bình yên” của công an xã luôn cập nhật các thông tin về pháp luật nhanh chóng đến người dân trên địa bàn một cách rộng rãi.
+ Mô hình “Nhà tôi có bình chữa cháy” của công an xã luôn cập nhật các thông tin kịp thời đến người dân trên địa bàn xã.
* Mô hình điển hình về hòa giải cơ sở:
- 100% tổ hòa giải của xã được hỗ trợ kinh phí triển khai hoạt động của tổ hòa giải và thù lao cho hòa giải viên đúng quy định pháp luật hòa giải ở cơ sở.
- Có hoạt động phối hợp với Tòa án nhân dân cấp huyện, Hội Luật gia cấp huyện, các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, tổ chức, cá nhân có hiểu biết pháp luật trong tập huấn, bồi dưỡng cho hòa giải viên hoặc tham gia hỗ trợ hòa giải.
- 100% các tổ hòa giải cơ sở trên địa bàn đã được kiện toàn và hoạt động hiệu quả.
- Tổ hòa giải mẫu thôn Thanh Hòa hoạt động có hiệu quả với 03/03 vụ việc hòa giải thành.
g) Đối với 16.2 theo Quyết định số 318/QĐ-TTg:
- Tỷ lệ mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm thuộc phạm vi hòa giải được hòa giải thành: 100%. (có 06/06 vụ việc được hòa giải thành).
h) Đối với 16.3 theo Quyết định số 318/QĐ-TTg:
- Tỷ lệ người dân thuộc đối tượng trợ giúp pháp lý tiếp cận và được trợ giúp pháp lý khi có yêu cầu: 100% (trong năm 2024 trên địa bàn không có phát sinh vụ việc có đối tượng thuộc diện trợ giúp pháp lý).
3. Mức độ đáp ứng các điều kiện công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
a) Số tiêu chí đạt từ 50% số điểm tối đa trở lên: 05/05 tiêu chí.
- Có 5/5 tiêu chí tiếp cận pháp luật đạt từ 50% trở lên tổng số điểm tối đa
- Tổng số điểm bị trừ: 3 điểm
b) Tổng điểm số đạt được của các tiêu chí: 97/100 điểm.
c) Trong năm 2024 UBND xã không có Công chức bị xử lý kỷ luật hành chính hoặc bị truy cứu tránh nhiệm hình sự.
d) Mức độ đáp ứng các điều kiện công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật: Đáp ứng được 03/03 điều kiện.
II. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG THỰC HIỆN CÁC TIÊU CHÍ, CHỈ TIÊU VÀ ĐÁNH GIÁ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT; ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
1. Thuận lợi
Việc triển khai thực hiện và đánh giá xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đã được sự quan tâm, hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền đặc biệt là có sự hướng dẫn tận tình của lãnh đạo phòng Tư pháp huyện Kỳ Anh trong tổ chức triển khai thực hiện; bên cạnh đó được sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể, cán bộ, công chức trong thực hiện phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024 được kịp thời, đúng quy định.
2. Tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân
- Xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, liên quan đến toàn bộ hoạt động của UBND xã, bởi vậy đòi hỏi phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tập thư cao độ, trí tuệ của mỗi cán công chức, cùng với Cấp uỷ, ban cán sự các thôn mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. UBND xã phải có sự phân công rõ ràng nhiệm vụ của các công chức trong thực hiện tiêu chí chuẩn tiếp cận pháp luật để đảm bảo sự phối hợp giữa các công chức trong thực hiện nhiệm vụ. Nhưng hiện nay biên chế cán bộ thiếu lại phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau nên sự vào cuộc của hệ thống chính trị, cán bộ, công chức, viên chức chưa được quyết liệt, đồng bộ, còn thiếu chiều sâu.
- Sự phối hợp chặt chẽ giữa UBND xã với Ủy ban MTTQ và các tổ chức thành viên, với Ban cán sự các thôn cũng là một khâu quan trọng đảm bảo sự thành công trong xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
- Hiện nay với điều kiện công việc nhiều do đó một số công chức được phân công tham mưu thực hiện các Tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật trong một số thời điểm chưa đảm bảo thực hiện được đầy đủ nhiệm vụ được giao.
3. Đề xuất, kiến nghị các giải pháp khắc phục
- Đề nghị các cấp tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện nội dung tiêu chí Tiếp cận pháp luật tổ chức tập huấn rộng rãi cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ, công chức cốt cán để nội dung của tiêu chí được lan tỏa rộng rãi đến với mọi thành viên trong hệ thống chính trị hiểu được nhiệm vụ của mình chứ không phải là tiểu tiêu chí tiếp cận pháp luật của riêng ngành Tư pháp.
- Đề nghị Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể tiếp tục tăng cường công tác phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, đặc biệt là trong các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở và thực hiện dân chủ ở cơ sở.
* Giải pháp.
- Đề nghị lãnh đạo các cấp có thẩm quyền tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt, nâng cao nhận thức, của cấp ủy, chính quyền cấp xã về ý nghĩa, tác động của công tác xây dựng, đánh giá tiếp cận pháp luật, trên cơ sở đó xác định cụ thể trách nhiệm các cấp, các ngành trong việc xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật cho người dân gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
- Làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất đảm bảo cho các hoạt động bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ PBGDPL; hòa giải cơ sở để nâng cao điều kiện tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.
- Tăng cường hơn nữa cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, các ban, ngành, đoàn thể trong việc thực hiện xây dựng và triển khai thực hiện chuẩn tiếp cận pháp luật tại cơ sở.
III. MỤC TIÊU, KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
1. Mục tiêu thực hiện
Nhằm tạo thuận lợi cho các ban, ngành, đoàn thể, cán bộ, công chức tích cực và chủ động trong tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch đã đề ra; ý thức tuân thủ pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và người dân được nâng lên. Các vụ việc được phát hiện và thực hiện hòa giải ngay từ cơ sở, từ đó hạn chế việc khiếu kiện, gửi đơn thư vượt cấp.
2. Kế hoạch thực hiện
- Tham mưu các cấp có thẩm quyền ban hành văn bản theo thẩm quyền để tổ chức và bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn đúng theo quy định được phấn cấp, ban hành đầy đủ, đúng quy định pháp luật các văn bản quy phạm pháp luật được cơ quan có thẩm quyền giao, ban hành đúng quy định pháp luật các văn bản hành chính có nội dung liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân tại địa phương.
- Tiếp tục công khai các thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ theo đúng quy định pháp luật về tiếp cận thông tin và thực hiện dân chủ ở cơ sở.
- Cung cấp thông tin theo yêu cầu kịp thời, chính xác, đầy đủ theo đúng quy định pháp luật về tiếp cận thông tin khi có yêu cầu.
- Tiếp tục tham mưu UBND xã ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm theo đúng quy định pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật
- Tiếp tục triển khai các hình thức, mô hình thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả tại cơ sở phải thực sự có hiệu quả.
- Tiếp tục tham mưu các cấp có thẩm quyền tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho tuyên truyền viên pháp luật theo đúng quy định pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Tham mưu bố trí kinh phí Bảo đảm để thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật theo đúng quy định pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải cơ sở.
- Tổ chức rà soát, đánh giá, kiện toàn các tổ hòa giải đảm bảo đúng chất lượng theo quy định và tiếp tục rà soát, hướng dẫn thành lập các mô hình Tổ hòa giải kiểu mẫu trên địa bàn.
- Tham mưu làm tốt công tác Dân chủ tại cơ sở.
- Tham mưu làm tốt công tác tổ chức đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương với nhân dân, làm tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh của người dân.
- Tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo đúng quy định pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính.
- Tham mưu làm tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự về an toàn xã hội trên địa bàn.
IV. ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT
Trên cơ sở tổng hợp, đánh giá, chấm điểm các tiêu chí tiếp cận pháp luật và kết quả phiên họp Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân xã Kỳ Thư tự đánh giá “Đạt chuẩn tiếp cận pháp luật” theo quy định. Ủy ban nhân dân xã Kỳ Thư kính đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh xem xét, quyết định công nhận xã Kỳ Thư đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024 Kèm theo báo cáo này gồm có:
1. Bản tổng hợp điểm số của các tiêu chí, chỉ tiêu;
2.Tờ trình đề nghị công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
3. Bản tổng hợp kết quả đánh giá Về hình thức, mô hình thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả tại cơ sở;
Trên đây là báo cáo kết quả thực hiện tiêu chí “xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định” của UBND xã Kỳ Thư kính đề nghị Ủy ban nhân dân huyện Kỳ Anh, phòng Tư pháp xem xét, đánh giá và công nhận./.
Nơi nhận:
- UBND huyện Kỳ Anh;
- Phòng Tư pháp huyện Kỳ Anh;
- TTr Đảng ủy, HĐND xã;
- TTr UBMTTQ xã;
- Các ban ngành, đoàn thể cấp xã;
- Cấp ủy, BCS các thôn;
- Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn xã;
- Lưu VP, TP.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH.
Phan Văn Thiền
|